Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 169
Tháng 04 : 3.052
Năm 2024 : 19.651
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC CỦA TỔ KHXH TRƯỜNG THCS CỬU CAO

                Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học giúp CBQL, giáo viên trong công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ dạy học; xây dựng và rèn kỹ năng thiết kế kế hoạch dạy học phù hợp chuẩn kiến thức kĩ năng, đối tượng, điều kiện; kỹ năng tổ chức lớp học linh hoạt, áp dụng các PP/KT/HTTC dạy học nhằm phát triển tốt năng lực, phẩm chất học sinh …góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

     Với tinh thần “Tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học” như chỉ đạo của Bộ GDĐT tại văn bản 4612/BGDĐT-GDTrH, ngày 03 tháng 10 năm 2017 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018. Đến nay hoạt động sinh hoạt chuyên môn ở  Trường THCS Cửu Cao được giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến việc học sinh học như thế nào, gặp khó khăn gì, kết qủa học tập cải thiện như thế nào, các em có hứng thú tham gia và quá trình học tập và giáo viên cần điều chỉnh về hình thức tổ chức, tương tác các đối tượng trong dạy học như thế nào để đạt mục tiêu. SHCM dựa trên NCBH là tạo cơ hội cho mỗi cá nhân nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, phát huy khả năng sáng tạo trong dạy học thông qua hoạt động dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ dạy minh họa; rèn luyện một số kỹ năng cho giáo viên.

     Qua thực tế triển khai rất hiệu quả ở tổ KHXH,  xin được chia sẻ một vài lưu ý như sau:

1. Tiếp cận yêu cầu mới về sinh hoạt chuyên môn.

         Ngay từ đầu năm học 2019-2020, nhà trường và ban chuyên môn lên kế hoạch cho các tổ chuyên môn triển khai SHCM dựa trên NCBH.  Trên tinh thần nhận nhiệm vụ và thực hiện nghiêm túc kế hoạch mà trường đề ra, đồng chí Bùi Thị Thơ – tổ trưởng tổ KHXH đã triển khai đến toàn bộ tổ viên. Mỗi giáo viên trong tổ đã thay đổi nhận thức trong việc tổ chức thực hiện, và kiên trì, luôn mong muốn thay đổi trong mỗi bản thân để từng bước tiếp cận và tham gia thực hiện tốt sinh hoạt chuyên môn. Phải làm cho sinh hoạt chuyên môn mới thành nhu cầu của cá nhân và tập thể trong tiến trình đổi mới hình thức tổ chức dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục, nhằm phát huy năng lực, phẩm chất người học theo chỉ đạo của Bộ GDĐT.

2. Một số yêu cầu đã làm được

- Xây dựng kế hoạch

- Bố trí giáo viên dạy minh họa:  đồng chí Hoàng Thị Thanh phụ trách môn Mỹ Thuật, Đ/c Lê Thị Miền phụ trách môn Địa Lý .

- Chuẩn bị bài dạy minh họa: Hai đ/c đã chọn và tự thiết kế bài  dạy, sau đó dạy thử lần 1 ở lớp 6A để tổ dự giờ, nhận xét, đánh giá, xếp loại và đi đến thống nhất cơ bản thống nhất về một cách dạy trên quan điểm tập chung vào hoạt động của học sinh.Như vậy, người dạy cơ bản thực hiện phương án thiết kế chung của tập thể (trừ ứng xử tình huống nẩy sinh).

- Hoạt động tại lớp học:

+ Dạy minh họa

+ Lớp học: Lớp học đảm bảo đủ không gian, chỗ ngồi thuận lợi cho các hoạt động học tập và cho người dự giờ thuận lợi, dễ quan sát tất cả hoạt động học sinh, giáo viên trong tiết học, được trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học hiện đại

+ Người dự giờ: Các thành viên của bộ môn Mỹ Thuật và Địa lý trong toàn huyện Văn Giang tham gia dự giờ đảm bảo nghiêm túc, không làm bất cứ việc gì ảnh hưởng đến hoạt động học tập của học sinh, giảng dạy của giáo viên. Luôn tỏ thái độ gần gũi, thân thiện với lớp học. Tập trung cao độ cho việc quan sát mọi hoạt động như: kết quả, sản phẩm học tập, sắc thái, biểu cảm, ngôn ngữ, âm lượng, tương tác, đánh giá… của học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên trong tiến trình học tập.

3. Thảo luận về tiết học

Có 2 thành phần chủ chốt: NGhiệp vụ bộ môn và toàn bộ giáo viên bộ môn trong  toàn huyện Văn Giang.

- Người chủ trì : đồng chí Đặng Hữu Cảnh có trình độ chuyên môn vững, linh hoạt và luôn biết xử lý tình huống phù hợp để hướng dẫn, dẫn dắt buổi thảo luận đi đúng chủ đề. Ngoài ra cần tạo bầu không khí thân thiện, tích cực để thảo luận có hiệu quả và tạo được mối quan hệ tốt trong tập thể tham gia thảo luận.

- Người tham gia thảo luận: các thành viên trong nhóm  trao đổi cởi mở, thân thiện, chân tình. Bắt đầu từ việc quan sát được gì ở học sinh (học sinh tham gia học như thế nào, học được cái gì, khó khăn, thuận lợi, tương tác, thời điểm diễn ra các sự kiện …, đến hoạt động của giáo viên trong quá trình tổ chức lớp học (hướng dẫn, đặt câu hỏi, đánh giá kết quả, tương tác, xử lý tình huống, biểu cảm, âm lượng lời nói, tác phong sư phạm…). Các thành viên cần biết lắng nghe tích cực, không nói lại các nội dung vấn đề đã được người khác nêu ra trước đó (có thể là khẳng định lại chứ không trình bày lại).

- Chia sẻ, trao đổi sau tiết dạy

                + Người chủ trì: nêu mục đích của buổi SHCM

                + Người dạy minh họa: nêu mục tiêu cần đạt của bài dạy, một số nội dung liên quan như PPDH, chuẩn KTKN, sử dụng các đồ dùng TBDH, điểm hài lòng và chưa hài lòng sau khi hoàn thành tiết dạy và mức độ đạt mục tiêu.

                + Ý kiến trao đổi của các thành viên tham dự: Các thành viên tham gia dự dự lần lượt trao đổi về những điều mình quan sát được chi tiết nội dung có vấn đề từ học sinh hoặc nhóm học sinh, phân tích nguyên nhân vấn đề đó và có thể đưa ra giải pháp khắc phục. Các vấn đề trao đổi có thể tập trung vào những trọng tâm như, của học sinh: hoạt động tham gia học tập (cụ thể), biểu cảm/thái độ, sản phẩm, tương tác, hỗ trợ lẫn nhau, liên hệ kiến thức đã biết và hình thành kiến thức mới, kỹ năng được hình thành và rèn luyện; về giáo viên: sự phù hợp của tổ chức lớp học, các PP/KTDHTC đã sử dụng, hướng dẫn-kết quả của hướng/điều chỉnh, kiểm tra, đánh giá, thái độ và quá trình tương tác, xử lý tình huống (nếu có)...

               Thành công  của thảo luận, SHCM theo NCBH là người chủ trì đút rút được kinh nghiệm điều hành buổi sinh hoạt sau đạt hiệu quả cao hơn cùng với giáo viên tự rút ra được một cách dạy học phù hợp với lớp mình, có hứng thú trong sinh hoạt và mong muốn tiếp tục ở lần sau. Ngoài vấn đề chuyên môn, SHCM dựa trên NCBH còn rèn cho giáo viên nhiều kỹ năng trong đó kỹ năng quan trọng như quan sát tinh tế, sử sụng ngôn ngữ phù hợp/trong sáng, năng lực trao đổi, kỹ năng giao tiếp tự tin trước đám đông và tạo mối thân thiện gắn kết trong đồng nghiệp.

                 Một số hình ảnh sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của tổ KHXH: 


Đ/c Hoàng Thị Thanh trong tiết dạy Mỹ Thuật  tại lớp 6A


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip
Văn bản mới