ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
Thực hiện chỉ dạo của Phòng GD&ĐT về đổi mới sinh hoạt chuyên môn tại trường THCS. Chiều ngày 22/1/2019 trường THCS Cửu Cao tổ chức thành công buổi sinh hoạt chuyên môn cụm theo công văn số 285/PGDĐT-THCS ngày 10/12/2018 của Phòng GD&ĐT về việc “Tổ chức hội thảo sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học lần thứ hai cấp huyện năm học 2018 – 2019”.
Như chúng ta đã biết, mọi hoạt động trong nhà trường đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học. Trong đó, chất lượng chuyên môn là yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại, phát triển và danh tiếng của nhà trường.
Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những năm gần đây, PGD Văn Giang đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và trong quản lí. Trong đó, đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt của các tổ chuyên môn cũng luôn được coi trọng.
Từ thực tế cho thấy, tổ chuyên môn như một “mắt xích” cực kỳ quan trọng trong bộ máy hoạt động của nhà trường. Mọi công việc từ chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động, đánh giá, xếp loại giáo viên, học sinh; duy trì kỷ cương nề nếp đến việc nâng cao chất lượng dạy học,... đều phải thông qua sự quản lý và điều hành sinh hoạt của tổ chuyên môn. Như vậy, tổ chuyên môn như một chiếc cầu nối vừa triển khai các kế hoạch vừa thực thi và báo cáo việc thực hiện các chương trình, kế hoạch với Ban giám hiệu nhà trường. Vì thế, chỉ đạo đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn cũng là một hình thức đa dạng hoá cách quản lý nhà nước để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Mặt khác, đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường cũng chính là một trong những hình thức chủ yếu để bồi dưỡng năng lực sư phạm cho tập thể giáo viên. Đây không những là vấn đề quan trọng nhất mà còn là vấn đề then chốt quyết định chất lượng đội ngũ và hiệu quả giờ dạy.
Trong những đổi mới đó là phải cải tiến nội dung, hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Nhằm tạo cơ hội cho tất cả GV được học tập lẫn nhau thông qua hoạt động cùng hợp tác thiết kế kế hoạch bài dạy, cùng dự giờ và phân tích bài học. qua đó nhằm phát triển năng lực chuyên môn và hoàn thiện kỹ năng giảng dạy cho từng GV, phát huy khả năng sáng tạo của GV tập trung vào hoạt động học của học sinh. Mỗi GV tự rút ra bài học để áp dụng. Đây là một hình thức sinh hoạt mới nên Tổ nhóm chuyên môn cần chuẩn bị kỹ trước khi tổ chức sinh hoạt, đặc biệt là khâu phân công chuẩn bị trong việc thiết kế bài dạy minh họa, cử người dạy minh họa, đặc biệt là việc chỉ đạo việc dự giờ và thảo luận sau khi dự giờ dạy minh họa trong các chuyên đề.
Các bước tiến hành sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
Bước 1: xây dựng kế hoạch bài học
- Xác định mục tiêu, chọn bài học nghiên cứu.
- Xác định mục tiêu.
Cần xác định mục tiêu kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần đạt được ( theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở từng môn học, đặc biệt chú ý xây dựng mục tiêu về thái độ của học sinh )
- Chọn bài học nghiên cứu.
Gv trong tổ chọn và cùng thảo luận chi tiết về nội dung bài học, các phương pháp, phương tiện dạy học, cách tổ chức dạy học, rèn kỹ năng , hướng dẫn học sinh cách vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn.
Dự kiến những thuận lợi, khó khăn của học sinh khi học tập và các tình huống xảy ra cùng với cách xử lí tình huống nếu có.
- Xây dựng giáo án ( do nhóm giáo viên cùng thiết kế )
Bước 2: Tiến hành bài học và dự giờ
Sau khi hoàn thành giáo án, nhóm cử GV dạy minh họa, các đồng chí khác cùng dự, trong khi dự giờ cần ghi chép các tình huống học tập của học sinh trong bài học và những điều suy ngẫm.
Bước 3: Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu
- Gv dạy chia sẻ về bài học.
Cụ thể: + Những ý tưởng mới
+ Những thay đổi, điều chỉnh về nội dung
+ Phương pháp dạy học
+ Những điều được, chưa được trong quá trình dạy
- Người dự chia sẻ ý kiến của mình
+ Tập trung vào các vấn đề: xem HS học thế nào? Cùng suy ngẫm vì sao các em chưa hứng thú học tập (nếu có) và đưa ra các nhận định để rút kinh nghiệm..
Bước 4: Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày.
Nhằm giúp các tổ chuyên môn tháo gỡ những khó khăn trong dạy học, ban giám hiệu Trường THCS Cửu Cao đã quan tâm, theo dõi cũng như kiểm tra sinh hoạt chuyên môn lần 2 các trường trong cụm của huyện Văn Giang.. Dành thời gian dự họp với tổ chuyên môn. Việc dự họp với tổ chuyên môn là vô cùng cần thiết bởi vừa nắm bắt được tình hình hoạt động chuyên môn, vừa lắng nghe tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của anh chị em trong nhóm để từ đó đề ra những giải pháp chỉ đạo phù hợp với từng tổ, kịp thời động viên, khích lệ CBGV nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Sinh hoạt chuyên môn theo cụm huyện Văn Giang là hoạt động thường xuyên của nhà trường và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đó là một trong những hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp, của trường.
Nếu chỉ đạo tốt sinh hoạt chuyên môn, nhất là đổi mới nội dung sinh và hình thức sinh hoạt thì chuyên môn trường sẽ là nơi tụ hội của nhiều giáo viên ham học hỏi, tâm sự, giãi bày những vướng mắc trong chuyên môn để từng bước tự hoàn thiện mình về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực sư phạm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đây cũng chính là điểm tụ hội của những giáo viên có tâm huyết với nghề và bồi dưỡng giáo viên giỏi làm nòng cốt trong các tổ chuyên môn của các trường trong huyện Văn Giang nói chung và Trường THCS Cửu Cao nói riêng.
Dưới đây là một số hình ảnh sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học mà nhà trườngTHCS Cửu Cao đã tổ chức.