Mạng xã hội và bạo lực học đường của học sinh THCS
Bạo lực học đường hiện đang là vấn đề nóng, trở thành mối quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội. Hiện nay, với sự xuất hiện của mạng xã hội và thông tin truyền thông đã khiến cho bạo lực học đường ngày càng gia tăng. “Việc học sinh lên các trang mạng xã hội vào bình luận, tranh cãi nhau… dẫn đến hành vi bạo lực”
Bạo lực học đường hiện đang là vấn đề nóng, trở thành mối quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội. Hiện nay, với sự xuất hiện của mạng xã hội và thông tin truyền thông đã khiến cho bạo lực học đường ngày càng gia tăng. “Việc học sinh lên các trang mạng xã hội vào bình luận, tranh cãi nhau… dẫn đến hành vi bạo lực”
Chỉ trong vài ngày đã liên tiếp xảy ra những vụ việc đau lòng liên quan đến học sinh. Đó là vụ xâm hại tình dục tập thể một học sinh lớp 10 ở Quảng Trị nghi bị 6 nam sinh hiếp dâm tập thể, ngày 26/3, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Triệu Phong đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 6 nam sinh THPT để điều tra việc hiếp dâm tập thể đối với nữ sinh lớp 10.
Đó là vụ việc đánh hội đồng bạn học tại Trường THCS Phù Ủng (huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) hành động của nhóm học sinh nữ cố tình làm nhục bạn. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, các em phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Việc đánh bạn đã là hành vi không thể chấp nhận thì việc nữ học sinh đi lột quần áo của bạn là việc tối kỵ, cố tình xúc phạm thân thể, danh dự của người khác. Điều này cũng cho thấy, những học sinh tham gia đánh bạn không có lòng yêu thương, tôn trọng con người thậm chí bị lệch lạc về tư tưởng, nhận thức. Coi việc lột đồ, làm nhục người khác làm hả hê.
Nguyên nhân những học sinh đánh nhau đa phần từ những lý do nhỏ nhặt, từ chuyện nhìn đểu, liếc xéo cho đến chuyện che bài, mách cô…Hay có những học sinh, vì xinh xắn hơn một chút cũng trở thành bia đỡ đạn, hứng chịu những lời miệt thị, những áp lực về tinh thần.
Quan trọng hơn, từ sự việc này không chỉ nhìn thấy hành động dã man và bạo lực của những học sinh mà còn thái độ thờ ơ, vô cảm không can ngăn, không báo thầy cô, đứng nhìn quay video và phát tán lên mạng xã hội gây ra rất nhiều những “bức xúc”, “căm phẫn” của cộng đồng mạng thông qua việc chia sẻ video nói trên.
Việc nguy hiểm nhất là các em không hề ý thức được hành động quay và phát tán clip bạo lực này. Chính những đoạn clip tung lên mạng đã “dẫn dắt” nhiều lứa học sinh bắt chước theo và khiến vấn nạn bạo lực học đường không có dấu hiệu hạ nhiệt.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. Như vậy, trên thực tế nếu tùy tiện đưa hình ảnh của người khác lên mạng sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và tùy thuộc vào tính chất, mức độ và hậu quả mà người đưa hình ảnh của người khác lên mạng có thể bị xử lý hình sự. Nếu trong video clip có hành vi vi phạm pháp luật, ví dụ: hành hung, lột đồ, làm nhục người khác và sau khi được đưa lên mạng các cơ quan chức năng tiến hành vào cuộc xác minh thì việc các em đưa video lên mạng không được coi là hành vi tố cáo.
Như vậy, các em nên cân nhắc kỹ càng trước việc đưa hình ảnh, thông tin của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khác lên các trang mạng xã hội. Đối với các clip phản ánh tiêu cực, thậm chí tố cáo hành vi sai phạm pháp luật các em nên gửi cho cơ quan chức năng có thẩm quyền, vừa đúng quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo, vừa để cơ quan chức năng điều tra, xử lý, đảm bảo tính bí mật và hiệu quả cao. Trước khi đưa thông tin, hình ảnh, video lên mạng cần ý thức trách nhiệm như khi phát ngôn trước đám đông hay viết bài đăng báo để tránh những hậu quả khó lường về sau cho các bên.
Rõ ràng, mối lo về việc học sinh sử dụng mạng xã hội không thể kiểm soát nổi là hiện hữu nhưng từ trước tới nay cũng đặt ra rất nhiều hệ lụy. Trước hết là có những ảnh hưởng lớn đến tâm lý, mất thời gian, mất tập trung trong học tập. Một số học sinh do sử dụng quá nhiều nên ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tình cảm, hình thành lối sống ảo. Có những trường hợp vì thiếu văn hóa ứng xử trên mạng xã hội dẫn đến phát sinh mâu thuẫn, bạo lực học đường...
Vì vậy, Trường THCS Cửu Cao tuyên truyền tới các em học sinh cách sử dụng xã hội như sau:
1. Tuyệt đối không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy, kể cả chửi bậy bằng những thứ viết tắt (...). Phải sử dụng ngôn ngữ trong sáng, thuần Việt.
2. Tuyệt đối không dùng Facebook để lập nhóm hội kín nói xấu bất cứ ai.
3. Chỉ like Status khi đã đọc kỹ nội dung của nó. Nếu like những Status có nội dung xấu, chủ nhân facebook sẽ bị quy trách nhiệm. Bởi vậy, cần phải biết đấu tranh, bảy tỏ quan điểm trước Status có nội dung xấu hoặc không lành mạnh.
4. Tuyệt đối, không được để bạn bè hiểu lầm khi đọc Status. Bởi vậy viết status phải rõ ràng.
5. Facebook cũng là nơi thể hiện được sự văn hóa của mỗi cá nhân, bởi vậy nên cân nhắc kỹ trước khi lên like vào một comment nào đó, hoặc viết status thể hiện tâm trạng của bản thân.
6. Facebook không phải là nhật ký, bởi thế mọi riêng tư không nên đưa lên Facebook.
Mỗi học sinh Trường THCS Cửu Cao cần trang bị cho mình kiến thức cần thiết để sử dụng mạng xã hội có ích, trong sáng, lành mạnh.